Độ phóng đại của kính lúp thể hiện điều gì ? Tìm hiều về kính lúp

ĐỊNH NGHĨA KÍNH LÚP (Wikipedia) 

Kính lúp, hay kiếng lúp, (tiếng Pháp: loupe) là một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Nó là dạng đơn giản nhất của kính hiển vi.

Kính lúp hoạt động nhờ tạo ra một ảnh ảo nằm đằng sau kính, cùng phía với vật thể cần phóng đại. Để thực hiện được điều này, kính phải đặt đủ gần vật thể, để khoảng cách giữa vật và kính nhỏ hơn tiêu cự của kính.

Một số kính có tấm bảo vệ gập lại được khi không dùng, tránh việc xây xước mặt kính. Một số kính được chế tạo giống như thấu kính Fresnel, để giảm độ dày xuống như một miếng thẻ, gọi là thẻ lúp.

CƠ BẢN CỦA KÍNH LÚP

Kính lúp cho phép chúng ta vượt qua ranh giới nhìn gần để có thể quan sát một vật thể phóng đại nên nhiều lần (với mắt thường , khi vượt qua ranh giới này chúng ta không nhìn rõ được nữa (bạn thử đưa tay lên trước mắt và kéo lại thật gần mặt xem!))

Độ phóng đại của kính lúp là thương số của tầm nhìn gần truyền thống là 25 cm chia cho khỏang cách làm việc của kính lúp (tiêu cự của kính) . Kính càng được đưa lại gần vật quan sát thì độ phóng đại càng cao

Phóng đại bằng cách kéo lại gần, kính lúp tạo điều kiện cho chúng ta vượt qua ranh giới xem gần tối thiểu của mắt để quan sát rõ một vật thể ở mức phóng đại cao. Để có thể thấy thật rõ chúng ta nên đưa mắt vào thật sát tròng kính

Trên kính lúp chúng ta thường thấy số ghi độ phóng đại như 27x, 20x, 15x, 10x, 8x , 6x .. hoặc số phóng đại của từng kính cũng như tổng số lần phóng đại. Sau đó đến con số ghi đường kính của kính với đơn vị là mm. Thỉnh thỏang chúng ta cũng tìm thấy tên nhà sản xuất , logo hoặc các đặc tính của kính như “tiêu sắc” hoặc cấu trúc kính như “triplet”, “Doublet” hoặc thành phần của kính như “five elements”, quốc gia sản xuất và các thông tin khác như mạ vàng cứng .. Trong một vài trường hợp chúng ta sẽ thấy ghi tiêu cự của kính “f=3.5 cm” thay vì độ phóng đại.

Độ phóng đại lớn sẽ hạn chế đường kính của tròng kính  (độ lớn của tròng). Một cách viết không bình thường, thường thấy trong internet là “30 x 21” không đúng theo cách ghi truyền thống vì nếu kính có độ phóng đại 30 lần thì vì nguyên lý cơ bản của vật lý đường kính của tròng phải nhỏ hơn 10 mm. Tuy nhiên, theo phỏng đóan thì con số 30 đang ám chỉ một kích cỡ nào khác, không phải là độ phóng đại !

SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH LÚP LÀ GÌ? CÁCH TÍNH ĐỘ BỘI GIÁC?

Số bội giác là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng để xác định độ phóng đại. Trong ngành khoa học kính quang học, độ bội giác sẽ cho người sử dụng biết được mức độ phóng đại mà kính quang học mang lại. Trong bài viết này, iCamera.vn xin chia sẻ cách tính số bội giác của kính lúp giúp bạn có thể dễ dàng xác định được chỉ số quan trọng này !

Số bội giác ( độ bội giác ) của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính,nói đơn giản hơn thì số bội giác là độ phóng đại của nó. Mỗi chiếc kính lúp đều có một số bội giác riêng( được kí hiệu là G), được ghi bằng các con số như 2x,3x,5x… ngay trên vành kính.

Số bội giác cũng là một thông số quan trọng để người ta đánh giá về chất lượng của kính, số bội giác càng lớn thì độ phóng đại của nó càng to và chất lượng của kính càng cao, và ngược lại số bội giác càng nhỏ thì độ phóng đại càng thấp và chất lượng của kính không được tốt.

NÊN SỬ DỤNG KÍNH LÚP NÀO CHO PHÙ HỢP? 

- Kính lúp phóng đại 2x: Dành để đọc sách, làm giáo cụ trực quan dạy học, khâu vá, làm móng tay, chân, đôi khi có thể dùng làm kính lúp kỹ thuật nếu có giá đỡ...

- Kính lúp phóng đại 3x đến 4x: Dành để làm kỹ thuật, soi các bo mạch điện tử, sửa chữa các chi tiết nhỏ trong thời gian dài.

- Kính lúp phóng đại 5x, 6x đến 10x: Soi các mẫu vật có thể định dạng bằng mắt thường như: vân dệt, mẫu vải, kiểm tra sơ bộ kim hoàn, đá quý, kiểm tra lỗi các chi tiết quá nhỏ...

- Kính lúp phóng đại trên 10x: Hạn chế sử dụng do các hạn chế về giới hạn quang học và thiết kế.

- Trường hợp cần độ phóng đại trên 10x đến dưới 50x: nên sử dụng các kính hiển vi soi nổi (Stereo Microscopes)

- Trường hợp cần độ phóng đại từ 50x trở lên: Nên sử dụng các loại kính hiển vi, từ loại phổ thông đến loại chuyên dụng, tùy vào từng mục đích sử dụng cụ thể mà chọn loại kính hiển vi cho phù hợp.

Quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá !

Công ty Cổ phần Đầu tư kỹ thuật Công nghệ Eco Kinh Bắc
Địa chỉ : Thành Dền - Đào Viên - Thị xã Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0985.680.825
Chi nhánh Hà Nội: Số 55, ngõ 2, Đường Hưng Thịnh - Yên Sở - Hoàng Mai- HN
Hotline: 0979.484.032
Chi nhánh Thái Nguyên: SN 02 tổ 8 phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên
Hotline: 0913.321.823

 

Viết bình luận