
Kính hiển vi được biết đến là một thiết bị khoa học được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm và cả trong trường học. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà thiết bị này được thiết kế với cấu tạo, chức năng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các kiến thức về kính hiển vi để lựa chọn được loại kính phù hợp với mục đích sử dụng, việc sử dụng sai loại kính sẽ không đem lại hiệu quả mà còn gây tiêu tốn tiền bạc. Hiểu được vấn đề này mà Chúng tôi đã cố gắng thu thập những thông tin về các loại kính hiển vi và tổng hợp lại một cách tương đối chính xác, dễ hiểu để mọi người có thể tham khảo trong việc lựa chọn loại kính. Những thông tin trên được tổng hợp trong bài viết dưới đây, hãy cùng Eco Kinh Bắc tìm hiểu nhé.
CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA KÍNH HIỂN VI
Cấu tạo
Kính hiển vi được thiết kế với nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng, nhưng nhìn chung hầu hết chúng đều có cấu tạo với 4 hệ thống chính sau:
- Hệ thống giá đỡ gồm: bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản
- Hệ thống phóng đại gồm: thị kính và vật kính.
- Hệ thống chiếu sáng gồm: nguồn sáng, màn chắn, tụ quang.
- Hệ thống điều chỉnh gồm: núm chỉnh tinh, núm chỉnh thô, núm điều chỉnh tụ quang lên xuống, núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang, núm điều chỉnh màn chắn sáng,núm di chuyển bàn sa trượt.
Công dụng
- Trong học tập, kính hiển vi được sử dụng để nghiên cứu, quan sát các tế bào như tảo hay các tế bào trong lá cây,..
- Trong y học, kính hiển vi dùng để quan sát, nghiên cứu, tìm ra các tế bào trong cơ thể hoặc quan sát các chất xúc tác với nhau,…
- Trong khảo cổ, thiết bị này được sử dụng để quan sát đồ cổ, nhận biết đồ cổ thật.