Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào?
Năng lượng mặt trời được hấp thu trực tiếp qua tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra dòng điện một chiều DC. Sau đó thông qua bộ chuyển đổi (Inverter) từ dòng DC sang dòng AC có cùng thông số điện lưới như: cùng pha, cùng tần số, cùng biên độ sau đó cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.
Ưu điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời hộ gia đình
- Không cần mất chi phí cho các hóa đơn điện hàng tháng
- Tấm pin mặt trời lắp trên mái làm mát toàn bộ hệ thống ngôi nhà một cách tự nhiên.
- Thời gian hoàn vốn nhanh khoảng 4,5 năm.
- Tuổi thọ của hệ thống cao, hoạt động ổn định trên 30 năm.
- Chi phí bảo trì bảo hành thấp gần như không có.
- Thêm nguồn thu nhập thụ động từ việc bán lượng điện dư thừa cho EVN (các hệ thống lắp đặt điện áp mái sau ngày 31/12/2020 đang đợi giá bán điện mới của Chính Phủ)
Dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời cho hộ gia đình
Có 2 cách dự toán chi phí lắp đặt điện mặt trời thường dùng cho các hộ gia đình như sau:
Cách 1: Chi phí đầu tư điện mặt trời được tính sản lượng KWp hệ thống sản sinh ra.
Theo kinh nghiệm từ các dự án Intech Energy đã triển khai thì để đạt 1 kWp cần 2 đến 3 tấm pin mặt trời. Như vậy lượng điện sản sinh trong ngày sẽ dao động từ 4 - 5 kWh/ngày và một tháng có thể đạt được khoảng 150 Kwh (150 số).
Chi phí cho 1 kWp có giá dao động 12 - 14 triệu đồng từ đây bạn có thể tính toán chính xác chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình.
Cách 2: Chi phí đầu tư điện mặt trời được tính theo số tiền điện trung bình hàng tháng
Bên cạnh việc tính toán chi phí đầu tư điện năng lượng mặt trời dựa theo kWp, bạn có thể ước tính chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời bằng cách kiểm tra chi phí tiền điện hàng tháng của gia đình.
Trường hợp 1: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng nhỏ hơn 1 triệu đồng.
Hóa đơn tiền điện hàng tháng cả ngôi nhà của bạn chưa đến 1 triệu đồng thì bạn chỉ nên đầu tư hệ thống điện khoảng 3 kWp. Với hệ thống này sản lượng điện hàng tháng từ 150 đến 450 kWh tương đương sản lượng điện lớn nhất là 450 số tùy từng khu vực. Số tiền đầu tư cho một hệ thống dạng này từ 35 - 45 triệu đồng.
Trường hợp 2: Chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng lớn hơn 1 triệu đồng.
Nếu hóa đơn tiền điện nhà bạn lớn việc lắp đặt một hệ thống điện mặt trời là rất khả thi. Theo như tính toán ở trên 1 kWp có giá lắp đặt là 12 -14 triệu và mỗi tháng có thể tạo ra sản lượng tối đa 150 kWh. Tuy nhiên nếu hệ thống của bạn càng lớn chi phí lắp đặt sẽ càng giảm xuống. Ví dụ nếu lắp một hệ thống dưới 3 kWp cần tối thiểu 13 triệu/kWp. Nhưng nếu lắp từ 5 kwp trở lên chi phí cho để lắp đặt 1 kWp sẽ nhỏ hơn 12 triệu/kWp.
Như vậy thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 đến 5 năm trong khi vòng đời của hệ thống điện mặt trời là 30 năm, như vậy nếu tính trung bình chi phí và thời gian sử dụng thì điện mặt trời có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nguồn năng lượng khác.
Các thiết bị dùng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- Tấm pin mặt trời và phụ kiện lắp đặt
- Bộ chuyển đổi (Inverter) DC sang AC
- Tủ bảo vệ DC/AC
- Đồng hồ 2 chiều
- Hệ thống giám sát
Tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời. Eco Kinh Bắc chuyên lắp đặt các dự án điện mặt trời lớn nhỏ cho các hộ gia đình và solar farm. Với đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực solar. Chúng tôi tin rằng sẽ luôn mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn Eco Kinh Bắc